Thiết kế Titan IIIC

Mô hình thử nghiệm của Phòng thí nghiệm quỹ đạo có người lái được phóng lên vũ trụ bằng tên lửa Titan IIIC vào ngày 3/11/1966 từ bệ phóng LC-41 Căn cứ không quân Mũi Canaveral

Tên lửa Titan IIIC nặng khoảng 1.380.000 lb (626.000 kg) ở thời điểm phóng và bao gồm tên lửa 2 tầng đẩy Titan ở giữa và có thêm tầng đẩy mang tải trọng Transtage, sử dụng nhiên liệu hypergolic, và 2 tầng đẩy tăng cường nhiên liệu rắn UA1205.

Các động cơ nhiên liệu rắn của tên lửa sẽ được kích hoạt ngay khi tên lửa còn trên mặt đất và chúng được định nghĩa là "tầng đẩy số 0". Mỗi tầng đẩy tăng cường nhiên liệu rắn bao gồm 5 thành phần, đường kính 10 ft (3,0 m), dài 85 ft (26 m), và khối lượng gần 500.000 lb (230.000 kg). Chúng sản sinh ra lực đẩy 2.380.000 lbf (10.600 kN) tại mực nước biển trong xấp xỉ 115 giây.[2] Sau khi đốt hết nhiên liệu rắn, tầng đẩy tăng cường sẽ được tách ra ở giây thứ 116.[3]

Động cơ tầng đẩy trung tâm (Tầng 1) sẽ bắt đầu được kích hoạt khoảng 5 giây trước khi tầng đẩy tăng cường được tách ra. Được đặt mã định danh là Titan 3A-1, tầng đẩy này được cung cấp lực đẩy nhờ động cơ LR-87-AJ9 với 2 miệng xả của Aerojet [4]. Nó đốt cháy khoảng 240.000 lb (110.000 kg) nhiên liệu Aerozine 50 cùng với nitrogen tetroxide (NTO) và sản sinh ra lực đẩy 1.941,7 kN (436.500 lbf) trong hơn 147 giây. Aerozine 50 cùng với NTO được trữ trong các bể chứa nằm độc lập với nhau để giảm tối đa khả năng cháy nổ khi hai nhiên liệu bị trộn lẫn với nhau do bị rò rỉ.

Tầng đẩy thứ 2, Titan 3A-2, chứa khoảng 55.000 lb (25.000 kg) nhiên liệu, nó sử dụng 1 động cơ Aerojet LR-91-AJ9, tạo ra lực đẩy 453,7 kN (102.000 lbf) trong khoảng thời gian 145 giây.[4]

Tầng đẩy thứ 3, hay là tầng đẩy mang tải trọng, Transtage, cũng sử dụng nhiên liệu là Aerozine 50 và NTO. Nó được trang bị 2 động cơ Aerojet AJ-10-138 có khả năng kích hoạt lại, cho phép nó có khả năng thay đổi quỹ đạo bay, giúp đưa các tải trọng lên các quỹ đạo khác nhau.[3] Transtage chứa khoảng 22.000 lb (10.000 kg) chất đẩy, động cơ của nó cung cấp khoảng 16.000 lbf (71 kN) lực đẩy.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Titan IIIC http://www.astronautix.com/lvs/titan3b.htm http://www.astronautix.com/lvs/titan3c.htm http://www.b14643.de/Spacerockets_2/United_States_... http://www.airpower.maxwell.af.mil/airchronicles/a... http://www.fas.org/spp/military/program/launch/tit... http://www.braeunig.us/space/specs/titan.htm https://www.youtube.com/watch?v=Oh-dMH1m-sg https://web.archive.org/web/20080320003845/http://... https://web.archive.org/web/20121025055447/http://... https://web.archive.org/web/20141225140441/http://...